Chào mừng đến với website LILAMA18-1.COM.VN
CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 18.1
LILAMA 18.1 JOINT STOCK COMPANY

NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP NẶNG

Công nghiệp nặng là một ngành có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Ngành công nghiệp nặng cũng là cụm từ mà chúng ta được nghe đến khá nhiều.

Công nghiệp nặng là một ngành có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Ngành công nghiệp nặng cũng là cụm từ mà chúng ta được nghe đến khá nhiều. Vậy, những kiến thức cơ bản về ngành công nghiệp nặng nào chúng ta cần biết? Tất cả sẽ được trình bày trong bài sau.

1. Công nghiệp nặng là gì?

Đối ngược với công nghiệp nhẹ là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động thì công nghiệp nặng là lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều tư bản. Do vậy mà công nghiệp nặng không dễ dàng tái phân bổ như công nghiệp nhẹ vì nó nhiều tác động đến môi trường và chi phí đầu tư nhiều hơn công nghiệp nhẹ.

Không có một định nghĩa thống nhất cho ngành công nghiệp nặng. Định nghĩa ở đầu bài không bao trùm đầy đủ mọi đặc điểm của công nghiệp nặng. Có một số định nghĩa khác về công nghiệp nặng dựa vào khối lượng của sản phẩm được tạo ra. Một trong số đó được căn cứ vào khối lượng trên chi phí sản phẩm.

Dưới đây là 1 ví dụ: Một đô-la mua được lượng thép hoặc nhiên liệu nặng hơn một đô-la dược phẩm hoặc quần áo. Cũng có những định nghĩa khác lại dựa trên khối lượng nguyên liệu qua tay mỗi công nhân hoặc dựa trên chi phí nguyên liệu trong tổng giá trị sản phẩm của ngành công nghiệp nặng tạo ra.

Hoặc hiểu 1 cách đơn giản hơn thì công nghiệp nặng là ngành mà sản phẩm dùng để cung cấp cho các ngành công nghiệp khác. Ví dụ như đầu ra của các xưởng thép, nhà máy hóa chất chính là đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ hoặc bán buôn khác.

2. Dự báo về ngành công nghiệp nặng trong thời gian tới

Công nghiệp nặng là một ngành rất quan trọng trong tương lai, nước ta sẽ có những ngành thuộc công nghiệp nặng giúp Việt Nam phát triển tương xứng với khu vực. Các ngành công nghiệp nặng được dự báo làm “nên chuyện” đó là:

Ngành như công nghiệp đóng tàu. Việt Nam nổi tiếng có hơn 3.000km bờ biển, đặc biệt nhiều chỗ có thể kết hợp xây dựng cảng nước sâu, khu bến cảng, kho bãi cho việc chu chuyển hàng hóa quá cảnh quốc tế. Bên cạnh đó có thể phát triển công nghiệp lọc hóa dầu, xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị để trang bị cho nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, xây dựng; phát triển các ngành dịch vụ và quản lý trong lĩnh vực công nghiệp nặng, công nghiệp quốc phòng.

Về ngành cơ điện tử. Việt Nam có thể tiếp tục sản xuất máy tính cá nhân, một số linh kiện chuyên dụng. Cùng với đó là việc chế tạo điện thoại cầm tay, các máy móc thế hệ mới về truyền thông đa phương tiện... Nước ta là đất nước trăm triệu dân nên càng phải đặc biệt quan tâm đến ngành công nghiệp điện lực, sản xuất thép và cả ngành công nghiệp chế tạo máy.

Hiện nay, vấn đề lớn nhất của chúng ta đó là cần có thời gian để triển khai các chủ trương chiến lược của nhà nước một các đúng đắn. Cùng với đó, chúng ta cũng cần chuẩn bị tốt nhiều nguồn lực hơn nữa đặc biệt là người lao động được đào tạo bài bản; hấp thụ nhuần nhuyễn cả lý thuyết lẫn thực hành từ trong quá trình thực hiện chuyển giao khoa học công nghệ từ các đối tác nước ngoài. Đồng thời việc tích lũy về vốn cũng vô cùng quan trọng, không chỉ nguồn vốn tài chính, vốn tri thức, vốn về quản lý.

Việc xây dựng ngành công nghiệp nặng tương thích với giai đoạn mới nhằm đưa công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến những bước dài. Từ đó thúc đẩy mọi mặt kinh tế, môi trường, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng cùng phát triển hài hòa, bền vững.

Nguồn sưu tầm