Năng Lượng Tái Tạo Chiếm 49% Năng Lượng Toàn Cầu Vào 2050
TTXVN dẫn nguồn tin từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 2/10 cho biết: Theo dự báo, đến năm 2050, các nguồn năng lượng tái tạo (bao gồm thủy điện) sẽ tăng tỷ trọng và chiếm tới 49% sản lượng điện toàn cầu. Trong số các nguồn năng lượng tái tạo, sản lượng điện mặt trời sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, trong khi thủy điện có tốc độ tăng trưởng chậm nhất. Những chia sẻ trong bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến các bạn một số thông tin để bạn có thể hiểu thêm về năng lượng tái tạo xũng như năng lượng tái tạo sẽ chiếm 49% sản lượng điện toàn cầu vào 2050.
Tổng quan năng lượng toàn cầu năm 2018
Theo EIA, Trung Quốc có thể sẽ là quốc gia ghi nhận mức tăng trưởng sản lượng điện mặt trời cao nhất do nhu cầu tiêu thụ điện năng gia tăng, các chính sách ưu tiên phát triển của chính phủ cộng với chi phí công nghệ cạnh tranh.
Trong khi đó, điện gió vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ và chậm cải thiện sức cạnh tranh về chi phí so với điện mặt trời.
Tuy nhiên, EIA nhận định, công nghệ điện gió vẫn có tiềm năng phát triển khả quan do nhiều khu vực tài nguyên điện gió trên thế giới vẫn chưa được khai thác.
Cơ quan này cũng dự dự báo, các chính sách phát triển năng lượng tái tạo của Ấn Độ và các nước châu Âu thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) sẽ giúp tăng sản lượng điện gió tại các khu vực này.
IEA cho rằng, mặc dù chiếm ưu thế trong năm 2018, song đến năm 2050, thủy điện sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm nhất so với các nguồn năng lượng tái tạo khác.
Trong năm 2018, khoảng 28% sản lượng điện năng toàn cầu có nguồn gốc từ năng lượng tái tạo, trong đó 96% đến từ thủy điện, năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
Phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu
Nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam đang sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch (than, dầu, khí đốt) để tạo ra nguồn điện. Các nguồn năng lượng này không chỉ đang dần cạn kiệt mà còn đem lại nhiều thách thức rất lớn về bảo vệ môi trường.
Việc phát triển năng lượng tái tạo, tìm ra các nguồn năng lượng sạch, nhất là năng lượng gió và mặt trời, thay thế nguồn năng lượng hóa thạch trở nên rất quan trọng và cần thiết. Phát triển "năng lượng xanh" trở thành hướng đi thông minh và xu thế phát triển tất yếu của Việt Nam và cả thế giới.
Không chỉ dọn dẹp ô nhiễm, rác trên hành tinh của chúng ta, giảm bớt sự nóng lên của trái đất mà các nguồn năng lượng này sẽ không bao giờ cạn kiệt, có khả năng tái tạo và có thể khai thác ở những nơi xa xôi nhất…
Sự ứng dụng năng lượng tái tạo ở nhiều nước, khu vực lớn trên Thế giới
- Nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo ở Nhật Bản
Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cung điện năng lên từ 22-24% vào năm 2030 nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào điện hạt nhân và hiện thực hóa mục tiêu cắt giảm khí thải CO2 theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Trong bản kế hoạch năng lượng mới mà nội các Nhật Bản thông qua hồi tháng 7/2018, nước này sẽ giảm sự phụ thuộc vào điện hạt nhân, nhiên liệu hóa thạch và chuyển mạnh theo hướng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Theo kế hoạch này, từ nay đến năm 2030, Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cung điện năng lên từ 22-24%, năng lượng hóa thạch là 56% và điện hạt nhân là từ 20-22%.
Anh chị xem thêm thông tin tại đây
- Ứng dụng năng lượng tái tạo ở Đức
Thành công của chiến lược Energiewende đã giúp nước Đức thay đổi hoàn toàn "thực đơn năng lượng”: Tỷ lệ điện từ năng lượng tái tạo đang tiến dần đến ngưỡng 50% toàn bộ nguồn cung điện năng, trong đó điện từ năng lượng mặt trời chiếm vị trí số 1.
Nếu có dịp ngược xuôi, ngang dọc khắp nước Đức trên các cung đường cao tốc Autobahn, một trong những ấn tượng có thể đập vào mắt bất kỳ ai, là những cánh đồng điện gió với hàng trăm turbine mỗi cụm, hay các cánh đồng quang điện với các module quang điện xếp thành hàng dài, vươn dọc theo những sườn đồi.
- Quy hoạch “Năng lượng sạch” của EU
Đề cập tới 3 lĩnh vực trong đó có các nguồn năng lượng tái tạo.
Các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, mặt trời, thủy điện, năng lượng biển, địa nhiệt, sinh khối cũng như nhiên liệu sinh học) là những nguồn năng lượng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, đóng góp vào việc giảm phát thải khí hiệu ứng nhà kính.
Ngoài ra, đa dạng hóa nguồn cung năng lượng giúp giảm thiểu phụ thuộc đối với thị trường nhiên liệu hóa thạch, vốn bấp bênh (đặc biệt là khí gaz và dầu lửa).
Vì vậy, EU đặt ra một mục tiêu mới cần phải thực hiện, đó là từ nay tới năm 2030, 32% năng lượng sản xuất tại châu Âu là từ nguồn năng lượng tái tạo.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến các bạn một số thông tin để bạn có thể hiểu thêm về năng lượng tái tạo xũng như năng lượng tái tạo sẽ chiếm 49% sản lượng điện toàn cầu vào 2050.
Nguồn: TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM