Một năm “chạy nhanh, phanh gấp” của điện mặt trời
Ồ ạt chạy dự án trước 30/6 để hưởng ưu đãi nhưng sau vạch đích, điều chờ đón các nhà đầu tư là chuỗi ngày mòn mỏi đợi chính sách.
Tình trạng các dự án điện mặt trời chạy cho kịp mốc 30/6
Các dự án điện mặt trời khi ấy chạy đua trước mốc 30/6 tới mức, Trung tâm Điều độ hệ quốc gia (A0) cho biết, cuối tháng 6 họ phải lập tổ công tác đóng điện mặt trời, nhân lực chia 3 ca, 5 kíp để phối hợp liên tục giữa các trung tâm điều độ các miền. 5.000- 6.000 tin nhắn được A0 trao đổi với các chủ đầu tư điện mặt trời mỗi ngày, liên tục từ 6h đến 0h hôm sau. 3-4 nhà máy điện mặt trời được đóng điện mỗi ngày, để số này kịp vận hành trước ngày 30/6.
Năm 2018, 3 nhà máy đóng điện thành công, con số này tăng lên gần 30 lần sau 6 tháng, tập trung rầm rộ vào tháng 4 và 6/2019, với công suất lắp đặt xấp xỉ 4.500 MW. Riêng tháng 6, tháng cuối cùng trước khi Quyết định 11 hết hiệu lực, có thêm 49 dự án vận hành.
Đồng loạt các nhà máy vận hành trong thời gian ngắn cũng kéo theo hệ luỵ quá tải lưới truyền tải một số khu vực, điển hình là Bình Thuận, Ninh Thuận. Điển hình Trục đường dây 110kV Tháp Chàm - Hậu Sanh - Tuy Phong - Phan Rí quá tải tới 260-360%... Các nhà máy năng lượng tái tạo ở các khu vực này phải giảm phát ở từng thời điểm để vận hành an toàn hệ thống.
Năng lượng điện mặt trời cung cấp cho hệ thống điện quốc gia
Điện mặt trời là loại năng lượng mới, bổ sung thêm nguồn cho hệ thống điện quốc gia trong bối cảnh thiếu nguồn cung, nhưng sản lượng chỉ chiếm khoảng 2% điện sản xuất từ đầu năm đến nay. Bình quân mỗi ngày sản lượng điện mặt trời huy động dao động 25-27 triệu kW.
Thực tế, từ tháng 6, Bộ Công Thương đã đưa ra dự thảo giá điện mặt trời mới áp dụng sau ngày 30/6 với đề xuất chia 4 vùng giá theo mức bức xạ nhiệt. Sau nhiều góp ý, phương án đưa ra được "gút" lại còn 2 mức giá. Thế nhưng đây vẫn chưa phải kịch bản cuối cùng. Ở lần đề xuất sau đó, Bộ Công Thương lại chỉ chọn một mức giá cho tất cả vùng, 1.620 đồng một kWh, thấp hơn nhiều so với mức giá ưu đãi áp dụng trước tháng 7/2019. Rồi sau đó, Bộ Công Thương lại đổi phương án sau khi được Chính phủ yêu cầu hoàn thiện phương án đấu thầu điện mặt trời, tương tự cách Campuchia triển khai.
Tình trạng đấu thầu điện mặt trời chững lại
Theo tờ trình mới nhất Bộ Công Thương gửi Chính phủ, các dự án đã có hợp đồng mua bán điện và đang thi công dở dang như dự án của ông Thành tại Bình Phước, vẫn được áp dụng giá mua điện cố định (7,09 cent một kWh), thấp hơn nhiều giá 9,35 cent một kWh như trước ngày 30/6. Các dự án còn lại chưa thi công, kể cả đã được bổ sung quy hoạch sẽ phải thông qua đấu thầu giá điện.
Nhà chức trách đề xuất thí điểm đấu thầu trong năm 2020 với quy mô công suất 50-100 MW. EVN được đề nghị là đơn vị đầu mối xây dựng phương án và kế hoạch tổ chức đấu thầu theo Luật Đấu thầu, báo cáo Bộ xem xét và Thủ tướng phê duyệt trong quý I/2020.
Còn với Việt Nam khi còn khó khăn về bàn giao đất sạch, hạ tầng lưới truyền tải chưa sẵn sàng tới "tận chân công trình"... cho chủ đầu tư, ông Ngọc nói, khó có thể phát điện thành công ở quy mô nghìn MW trong 2-3 năm tới qua đấu thầu.
Giải pháp giúp các dự án đấu thầu điện mặt trời
Việc đưa ra một cơ chế thu hút mới, tránh tắc nghẽn cục bộ như vừa qua ông Ngọc cho rằng cần thiết, song "đấu thầu không phải là giải pháp duy nhất hãm phanh điện mặt trời".
Trước thực tế gần một năm không tiến triển trong triển khai dự án, một nhóm nhà đầu tư có dự án đầu tư dở dang vừa cùng ký tên vào văn bản gửi Thủ tướng, đề nghị được bổ sung dự án của mình vào quy hoạch điện. Họ cũng đề nghị cho phép các dự án nêu trên được áp dụng theo cơ chế giá mua điện FIT song song với việc hoàn thiện cơ chế và thí điểm việc đấu thầu. Các nhà đầu tư cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ cần sớm có cơ chế mới về điện mặt trời để khẳng định cam kết về sự an toàn, nhất quán và ổn định môi trường đầu tư kinh doanh.
Anh chị xem thông tin chị tiết tại đây
Nguồn báo năng lượng Việt Nam