Đến năm 2025 nguồn điện gió mặt trời việt nam đạt trên 20.000mw
Theo dự báo, nguồn điện gió, điện mặt trời của Việt Nam sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2021-2023 để bù đắp lượng điện thiếu hụt do các dự án nhiệt điện chậm tiến độ và tới năm 2025, tổng công suất các nguồn này sẽ đạt trên 20.000 MW.
Tình hình nguồn điện gió mặt trời Việt Nam tăng mạnh
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phát triển Điện lực: Dự kiến đến năm 2025, tổng công suất nguồn điện mặt trời của Việt Nam sẽ đạt 14.450 MW và đến 2030 là 20.050 MW.
Đến thời điểm hiện tại đã thực hiện bổ sung vào quy hoạch 10.300 MW điện mặt trời. Như vậy, để đạt được mục tiêu đã đề ra, giai đoạn 2021-2025 chúng ta cần bổ sung thêm khoảng 4.000 MW (tương ứng 5.000 MWp) và giai đoạn 2026-2030 cần bổ sung thêm khoảng 5.600 MW (7.000 MWp).
Cùng với điện mặt trời, tổng công suất nguồn điện gió dự kiến phát triển đến năm 2025 là 6.030 MW và đến năm 2030 là 10.090 MW. Hiện tại đã thực hiện bổ sung vào quy hoạch 4.800 MW, nhưng trong giai đoạn 2021-2025 cần bổ sung thêm khoảng 1.200 MW và giai đoạn 2026-2030 bổ sung thêm 4.000 MW.
Như vậy, đến năm 2025, tổng điện năng của điện gió, điện mặt trời đạt 36 tỷ kWh (vượt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo khoảng 2,6 lần). Còn nhiệt điện than chiếm khoảng 37,1% tổng công suất lắp đặt nguồn điện (giảm 13% so với Quy hoạch điện 7 điều chỉnh), nhiệt điện khí chiếm 13,7% (không thay đổi so với Quy hoạch), thủy điện chiếm 18,2%, thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo chiếm 25,5% (cao hơn Quy hoạch điện 7 điều chỉnh gần 13%).
Phát triển điện gió mặt trời để bổ sung, giải quyết thiếu hụt lượng điện
Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), hiện nay, toàn quốc có 7.200 MW cong suất điện khí, chiếm khoảng 16% tổng công suất hệ thống điện; trong đó, khu vực Đông Nam bộ với 10 nhà máy có tổng công suất 5.700 MW. Khu vực Tây Nam bộ với 2 nhà máy Cà Mau 1,2 có tổng công suất khoảng 1.500 MW.
Tổng sản lượng điện khí khoảng 45 tỷ kWh/năm, chiếm khoảng 25% tổng sản lượng điện của cả nước. Dự kiến đến năm 2020, công suất nhiệt điện khí là gần 9.000 MW, chiếm 14,9% công suất toàn hệ thống, xếp sau thủy điện và nhiệt điện than.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng dự báo, các năm 2021-2025, mặc dù đã phải huy động tối đa các nguồn điện chạy dầu, tuy nhiên, hệ thống điện không đáp ứng được nhu cầu phụ tải. Từ đó, xảy ra tình trạng thiếu điện tại miền Nam với mức thiếu hụt tăng từ 3,7 tỷ kWh (năm 2021) lên gần 10 tỷ kWh (năm 2022), mức thiếu hụt cao nhất vào năm 2023 khoảng 12 tỷ kWh, sau đó giảm dần xuống 7 tỷ kWh (năm 2024) và 3,5 tỷ kWh (năm 2025).
Nguyên nhân dẫn tới việc thiếu hụt điện tại miền Nam tăng cao hơn so với các tính toán trước đây có thể kể đến là do tiến độ các dự án khí chậm so với kế hoạch. Các dự án Nhiệt điện Kiên Giang 1,2 không đáp ứng tiến độ hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025, thậm chí lùi sau năm 2030. Dự án Ô Môn III phải lùi tiến độ đến năm 2025.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết thêm, nguồn khí cung cấp cho Nhiệt điện Phú Mỹ sẽ suy giảm từ sau năm 2020, tới năm 2023-2024 dự kiến sẽ thiếu hụt khoảng 2-3 tỷ m3/năm và lượng thiếu hụt này tăng rất nhanh tới trên 10 tỷ m3 vào năm 2030.
Anh chị xem thông tin chị tiết tại đây
Nguồn báo năng lượng Việt Nam