Báo Mỹ bình luận về nghành công nghệ điện tái tạo Việt Nam
Trang CNBC của Hoa Kỳ mới đây có bài viết với tiêu đề: "Việt Nam đang đi trước Đông Nam Á trong nỗ lực phát triển năng lượng tái tạo" - nhận định Việt Nam đang thể hiện năng lực vượt trội so với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á trong thúc đẩy ngành công nghiệp năng lượng tái tạo.
Đánh giá tình hình nghành công nghệ điện tái tạo ở Việt Nam
Theo CNBC, Đông Nam Á từ lâu bị cho là "tụt hậu trong khả năng thích nghi với các nguồn năng lượng bền vững" và phụ thuộc rất nhiều vào tiêu thụ than. Tuy nhiên, Việt Nam có "tham vọng táo bạo là sử dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn như gió và mặt trời".
Andreas Cremer - Giám đốc năng lượng và cơ sở hạ tầng châu Âu, Trung Đông và châu Á của Công ty đầu tư DEG (LB Đức) cho biết: Việt Nam đang đặt mục tiêu tăng sản lượng điện sản xuất bằng năng lượng tái tạo lên khoảng 23% vào năm 2030.
"Kế hoạch phát triển năng lượng của Việt Nam đang phát triển liên tục" - ông Cremer nói với CNBC tại Hội nghị thượng đỉnh về năng lượng sạch châu Á (điện của Chính phủ Việt Nam trong cơ cấu năng lượng đã tăng từ 16% năm 2011 lên 23% vào năm 2016. Và cho biết, Việt Nam đã có thể sử dụng hơn 4 gigawatt công suất năng lượng tái tạo vào tháng 6/2019, chiếm khoảng 8,28% trong cơ cấu nguồn điện Việt Nam.
Công ty tư vấn năng lượng toàn cầu (Wood Mackenzie), cho biết: Việt Nam hiện là quốc gia dẫn đầu thị trường pin điện mặt trời ở Đông Nam Á và có công suất lắp đặt lớn nhất trong khu vực.
Chiến lược thay thế than bằng năng lượng tái tạo
Ông Cremer nhận định: Việt Nam cũng như các nước trong khu vực không có khả năng thay thế hoàn toàn than. "Sẽ không thực tế, nếu đòi hỏi các công ty ngừng hoàn toàn sử dụng than để dựa vào năng lượng tái tạo" - ông nói. Tuy nhiên, xu hướng là các nhà hoạch định chính sách và các công ty sẽ cố gắng thay thế than bằng năng lượng tái tạo để tăng trưởng kinh tế.
"Các nền kinh tế sẽ cần đủ điện để phát triển" - ông Cremer nói - "đặc biệt là khi mọi người tiếp tục di cư vào các khu vực đô thị, các thành phố lớn như Jakarta, Bangkok và Thành phố Hồ Chí Minh".
"Những người sống ở đó rõ ràng đòi hỏi chất lượng không khí tốt hơn. Và đó là một lý do khác mà chúng ta đang chứng kiến sự thúc đẩy cho năng lượng tái tạo" - ông nói thêm.
Chi phí sản xuất điện gió cũng giảm trong những năm gần đây, khiến giá của nó gần như tương đương với việc dựa vào than. Điều đó tạo ra cơ hội cho các chính phủ, các nhà hoạch định chính sách cũng như khu vực tư nhân đầu tư vào năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á.
Anh chị xem thông tin chị tiết tại đây
Nguồn báo năng lượng Việt Nam