Chào mừng đến với website LILAMA18-1.COM.VN
CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 18.1
LILAMA 18.1 JOINT STOCK COMPANY

AN TOÀN THIẾT BỊ CHỊU ÁP LỰC (KỲ 1)

Thiết bị chịu áp lực là thiết bị được giới hạn bằng một thể tích đóng kín bởi các van, khóa, có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc quá trình hóa học

AN TOÀN THIẾT BỊ CHỊU ÁP LỰC (KỲ 1)

           Thiết bị chịu áp lựcthiết bị được giới hạn bằng một thể tích đóng kín bởi các van, khóa, có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học (như nồi hơi, nồi hấp, nồi đun nước nóng, hệ thống lạnh...) hoặc quá trình hóa học (như các bình phản ứng) hoặc dùng để bảo quản, tồn trữ vận chuyển các chất khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan ở trạng thái có áp suất (như bồn gas; bình gas; bình chứa khí hóa lỏng; bình chứa khí nén; xi téc...) hoặc dùng để chứa chất rắn ở dạng bột không có áp suất nhưng được tháo ra bằng chất khí có áp suất cao hơn 0,7 bar (theo quy định tại điểm 1.4.17 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATLĐ nồi hơi và bình chịu áp lực QCVN: 01-2008/BLĐTBXH thì: Đơn vị đo áp suất được qui đổi như sau: 1 KG/cm2 = 0,1 MPa = 0,98 bar = 14,4 PSI).

 

         Trong lĩnh vực thiết bị chịu áp lực, người ta thường sử dụng các đơn vị đo: áp suất tuyệt đối, áp suất tương đối, áp suất khí quyển.

Áp suất tuyệt đối = áp suất tương đối + áp suất khí quyển

Trong đó: áp suất tương đối (hay còn gọi là áp suất dư) là áp suất đo được bằng áp kế dùng để chỉ trị số áp suất bên trong của thiết bị chịu áp lực; áp suất khí quyển (hay còn gọi là áp suất trọng trường) phụ thuộc vào sức hút của trái đất. Khi tăng độ cao (so với mực nước biển) áp suất này sẽ giảm. Ở mức nước biển, áp suất này có giá trị là 760mm Hg.

1. Phân loại thiết bị chịu áp lực

          Thông thường thiết bị chịu áp lực được phân ra 2 loại chính: Bình chịu áp lực và nồi hơi.

         Bình chịu áp lực là thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học, hoặc hóa học, cũng như để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển hoặc để chứa chất rắn ở dạng bột không có áp suất nhưng được tháo ra bằng chất khí có áp suất cao hơn 0,7 bar.

 

         Nồi hơi là thiết bị dùng để sản xuất hơi nước (dùng cho sản xuất công nghiệp hoặc sinh hoạt) mà nguồn nhiệt cung cấp cho nó là do sự đốt cháy nhiên liệu hữu cơ hoặc do các phản ứng hóa học, kể cả năng lượng nguyên tử (nồi hơi sử dụng trong nhà máy điện nguyên tử).

2. Những nguy cơ thường gặp

         Trong quá trình sử dụng thiết bị chịu áp lực, có rất nhiều nguy cơ có thể dẫn đến sự cố, tai nạn lao động, thậm chí đã xảy ra rất nhiều tai nạn lao động chết người, có những tai nạn lao động chết người rất nghiêm trọng. Có hai nhóm nguy cơ:

a. Nguy cơ nổ thiết bị

           Do xu thế cân bằng áp suất của các thiết bị chịu áp lực kèm theo sự giải phóng năng lượng lớn, khi điều kiện độ bền của thiết bị không đảm bảo dẫn đến hiện tượng nổ. Hiện tượng nổ thiết bị chịu áp lực có thể đơn thuần là nổ vật lý nhưng cũng có trường hợp kết hợp cả hai hiện tượng nổ là nổ vật lý và nổ hóa học. Trường hợp này năng lượng nổ rất lớn, tác hại công phá của nó cũng rất lớn. Hình ảnh nổ chai khí nén tại một cơ sở sản xuất

Kết quả hình ảnh cho Nguy cơ nổ thiết bị chịu áp lực

 

b. Nguy cơ bỏng

         Nguy cơ bỏng do sự cố thiết bị chịu áp lực rất phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bỏng nhưng chủ yếu do xì hở môi chất, nổ vỡ thiết bị, người vận hành tiếp xúc với các bộ phận có nhiệt nổ cao (chủ yếu ở nồi hơi) không được bọc cách nhiệt hoặc cách nhiệt hư hỏng v.v... Hiện tượng bị bỏng do thiết bị chịu áp lực có thể là bỏng nóng (do nhiệt độ cao), bỏng lạnh (do nhiệt độ thấp).

Kết quả hình ảnh cho Nguy cơ bỏng thiết bị chịu áp lực

 

         Không xây dựng phương án, qui trình sửa chữa đảm bảo an toàn; có phương án sửa chữa nhưng khi tiến hành sửa chữa không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật; không kiểm tra, nghiệm thu theo qui định sau khi sửa chữa, do đó chất lượng thiết bị không đảm bảo an toàn trong
vận hành.

(nguồn biên soạn)